TheàNộinêunguyênnhâncơbảngâyùntắcgiaothôdang nhap yahooo UBND TP.Hà Nội, nguyên nhân thứ nhất gây ùn tắc giao thông là do số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh nhưng hạ tầng giao thông không theo kịp dẫn đến quá tải. Phương tiện cá nhân tăng 4 - 5% nhưng tốc độ phát triển hạ tầng giao thông có 0,6%, luôn chới với chạy theo mà không bao giờ đuổi kịp.
Cụ thể, số lượng phương tiện giao thông đường bộ tính đến tháng 10 là trên 7,8 triệu, trong đó ô tô khoảng 1,1 triệu, mô tô khoảng 6,8 triệu; chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến ùn tắc giao thông là do đầu tư thiếu đồng bộ, các tuyến đường vành đai chưa hoàn chỉnh, cầu qua sông Hồng còn thiếu... Theo đó, Hà Nội quy hoạch 7 tuyến đường vành đai với tổng chiều dài 285 km, trong đó 5 tuyến vành đai chính (1, 2, 3, 4, 5) và 2 tuyến vành đai hỗ trợ (2,5 và 3,5).
Tuy nhiên, đến nay, đường Vành đai 4 đang triển khai, dự kiến năm 2027 đưa vào khai thác. Vành đai 3,5 đang triển khai nhưng chưa làm được toàn tuyến do khó khăn giải phóng mặt bằng. Vành đai 2 còn chưa triển khai đường trên cao đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy. Vành đai 1 vẫn chưa giải phóng được mặt bằng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Ngoài ra, thành phố cũng đặt mục tiêu hoàn thành 5 tuyến đường sắt đô thị (Ngọc Hồi - Yên Viên, Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội) nhưng hiện mới có tuyến Cát Linh - Hà Đông hoạt động. Kế hoạch xây dựng 4 tuyến buýt nhanh BRT nhưng cũng mới có tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa đi vào sử dụng.
Thứ ba, nhiều công trình thi công gây thu hẹp mặt cắt các tuyến đường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông trên địa bàn. Theo báo cáo, Hà Nội hiện có 38 tuyến đường bị thu hẹp, điển hình như dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội; cầu vượt nút giao đường Thanh Niên - An Dương giai đoạn 2 trên trục đường Âu Cơ - Xuân Diệu; nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.
Nguyên nhân thứ 4 gây ùn tắc giao thông ở các tuyến đường hướng tâm và cầu lớn là do mật độ phương tiện tham gia giao thông vượt thiết kế. Cụ thể như lưu lượng phương tiện qua cầu Chương Dương mỗi ngày đêm là 95.000 phương tiện, gấp 8 lần; cầu Thanh Trì 120.000 phương tiện, gấp 4 lần; cầu Nhật Tân 107.000 phương tiện, gấp 6 lần.
Vào giờ cao điểm ở các tuyến đường Tố Hữu, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng... lưu lượng phương tiện cũng vượt 1,8 lần so với thiết kế. Nút Ngã Tư Sở có lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ, nhưng hiện lên đến 8.000 phương tiện/giờ nên thường xuyên ùn tắc giờ cao điểm.
Nguyên nhân thứ 5 là do ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông chưa cao, không tuân thủ nghiêm quy định dẫn đến ùn tắc giao thông.
UBND TP.Hà Nội nhận định từ nay đến cuối năm, tình trạng ùn tắc ngày càng nhiều. Ngành GTVT của Hà Nội đã đưa ra nhiều phương án để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, các giải pháp tổ chức giao thông, xén dải phân cách, vỉa hè... chỉ giải quyết phần ngọn, căn cơ là phải ưu tiên đầu tư xây dựng cầu vượt, hầm chui ở những nút giao thông trọng điểm.
Theo số liệu thống kê, năm 2022, thành phố có 35 điểm ùn tắc, ngành giao thông xử lý được 8 điểm nhưng phát sinh 10 điểm, tồn tại 37 điểm ùn tắc; năm 2023 xử lý được 11/37 điểm và phấn đấu xử lý thêm 1 - 2 điểm từ nay đến cuối năm, tuy nhiên có thể phát sinh thêm 8 điểm ùn tắc mới.
Tại kỳ họp thứ 14 diễn từ ngày 5 - 8.12, HĐND TP.Hà Nội sẽ dành 1 ngày để chất vấn nhiều nhóm vấn đề, trong đó có việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đô thị trên địa bàn thành phố.