Khám dịch vụ,ákhámbệnhdịchvụkhôngquáđồnglầ
zao khám VIP, khám theo yêu cầu, đặt lịch hẹn trước... là dịch vụ đang hiện hữu ở hầu hết các bệnh viện công lập lớn. Không thể phủ nhận việc mở ra những dịch vụ này giúp đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế, người bệnh trả tiền khám chữa bệnh cao nhưng được “chỉ định” bác sĩ khám, ngồi phòng máy lạnh, ghế nệm, đưa đón chu đáo... khác hoàn toàn với các khu vực khám truyền thống luôn quá tải, nóng bức. Tuy nhiên, không ít bệnh viện (BV) tập trung nhiều cho khu dịch vụ để tăng nguồn thu, dẫn đến tình trạng quá tải BV không giảm, bệnh nhân bị đưa vào thế buộc phải sử dụng dịch vụ giá cao ngay trong BV công.
“Loạn” giá khámĐáng lưu ý, giá khám dịch vụ theo yêu cầu tại các BV tuyến T.Ư rất khác nhau, có khi chênh lệch đến 4 - 5 lần. Tại BV Bạch Mai (Hà Nội), khoa khám bệnh theo yêu cầu giá khám 100.000 đồng (bác sĩ khám), 120.000 đồng (tiến sĩ khám) và 200.000 đồng/lần (do giáo sư khám).Tại BV Nhi T.Ư (Hà Nội), giá khám theo yêu cầu loại thường là 300.000 đồng; loại tự nguyện A giá khám 390.000 đồng (khám đa khoa); khám chuyên khoa có hẹn 580.000 đồng. Bệnh nhân tái khám đa khoa, chuyên khoa 290.000 - 390.000 đồng (tái khám trong vòng 7 ngày). Giám đốc BV Nhi T.Ư Lê Thanh Hải xác nhận giá khám dịch vụ tự nguyện A từ 390.000 - 580.000 đồng là do BV tính đúng, đủ các chi phí và số lượng khám hạn chế. Tại đây chỉ phục vụ khoảng 100 - 150 bệnh nhân/ngày. Còn tại các phòng khám thông thường, khám bảo hiểm y tế (BHYT) phục vụ khoảng 3.000 bệnh nhi/ngày. Trong khi đó, là BV ngoại khoa đầu ngành, các bác sĩ ngoại khoa chuyên môn tốt nhưng BV Việt Đức (Hà Nội) thu tiền khám “mềm”, trung bình 100.000 đồng/lần khám tại khoa điều trị theo yêu cầu C.Ở BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), ngày 25.10 anh Nam (Long An) đưa con lên khám bệnh viêm đường hô hấp. “Mình thấy khu khám BHYT đông quá, sợ chờ lâu con mệt nên đưa qua khám dịch vụ 300.000 đồng cho nhanh rồi còn về!”, anh Nam cho biết.Một lãnh đạo của Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết lâu nay các BV công hoàn toàn tự chủ, tự “định giá” dịch vụ khám, điều trị. Thực trạng này dẫn đến việc vừa qua Bộ nhận được phản ánh về nhiều BV công thu giá dịch vụ đắt đỏ, không tương xứng chất lượng khám chữa bệnh. “Bộ đang xây dựng giá trần cho các dịch vụ này, nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ phải tương xứng với chất lượng. Trong đó, dự kiến sẽ quy định dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu trong các cơ sở y tế công lập phải theo các quy định chuẩn về cơ sở vật chất và chất lượng khám; mỗi bác sĩ khám bệnh tối đa không quá 35 người bệnh/ngày làm việc. Đặc biệt, giá khám dịch vụ sẽ được “siết” chặt, tại Hà Nội và TP.HCM tối đa không được quá 200.000 đồng/lần”, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, nói.
Tình trạng quá tải ở bệnh viện công dễ đẩy bệnh nhân qua dịch vụ |
Trả công bằng cho người bệnhKhông chỉ giá khám chữa bệnh, tình trạng “giường dịch vụ” cũng gây nhiều bức xúc cho người bệnh. Một số BV công số giường dịch vụ nhiều hơn giường “kế hoạch”, dẫn đến người bệnh không nằm dịch vụ giá cao thì phải chen chúc nằm ghép. Điển hình, tại Viện Tim mạch quốc gia (thuộc BV Bạch Mai, Hà Nội), nơi từng đứng đầu về tỷ lệ giường dịch vụ, báo cáo của Viện hồi tháng 9.2016 nhìn nhận trong số 273 giường thực kê có 149 là giường dịch vụ. Giường kế hoạch chỉ là 124 giường bệnh, “vẫn chưa đạt yêu cầu so với giường kế hoạch được giao là 150 giường”. “Chúng tôi đang thu hẹp giường dịch vụ, sau khi tòa nhà mới đi vào hoạt động. Tỷ lệ giường dịch vụ từ hơn 50% giảm còn 15%; khoa sản từ 100% giường dịch vụ nay cũng giảm còn 15%”, TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch BV Bạch Mai, khẳng định. Cũng theo TS Hùng, tại khoa thần kinh của BV này, nơi nhiều bệnh nhân nặng phải nằm ghép dài ngày, tỷ lệ giường dịch vụ từ 25 - 30% trước đây hiện nay đã giảm, còn dưới 10%. Tại Khoa Sản BV Bạch Mai trước đây 100% là giường dịch vụ hiện giảm còn 15%. “Nhìn chung toàn BV Bạch Mai tỷ lệ giường dịch vụ giảm còn 15% và phải thấp hơn nữa. Trước đây, khi quỹ BHYT thanh toán thấp, phải lấy giường dịch vụ “cõng” chi phí cho giường BHYT. Nhưng hiện nay quỹ BHYT đã tính đủ các chi phí thì việc cắt giảm giường dịch vụ là buộc phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi, công bằng cho các bệnh nhân”, ông Hùng cam kết. Theo ông Nguyễn Nam Liên, Bộ Y tế cũng đang dự thảo quy định hạn chế giường dịch vụ. “Nếu BV công lập nào đã kê thêm giường bệnh mà vẫn luôn có từ trên 10% số giường phải nằm ghép 2 bệnh nhân/giường thì BV đó không được tổ chức các giường bệnh theo yêu cầu”, ông Liên khẳng định.
Nhiều bệnh viện vi phạmQua các đợt thanh tra, kiểm tra vừa qua, Sở Y tế TP.HCM cho biết một số BV chưa tuân thủ các quy định trong tổ chức hoạt động dịch vụ như khám, chữa bệnh dịch vụ, cho thuê mặt bằng, nhà thuốc... Sở yêu cầu các BV phải công khai bảng giá dịch vụ để người bệnh lựa chọn, xuất hóa đơn tài chính đối với hoạt động dịch vụ. Chỉ làm dịch vụ khi có sự đồng ý, lựa chọn của bệnh nhân. Phải tổ chức phòng dịch vụ riêng. Bệnh nhân được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tỷ lệ số giường dịch vụ không quá 30% (trừ các giường đặt tại khu xây dựng bằng vốn vay kích cầu mà các đơn vị đang vay); phải đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích BV... |